Tin tức

DDCI – THƯỚC ĐO SỰ ĐỒNG HÀNH

Việc đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) được tỉnh Thái Nguyên triển khai từ năm 2022, nhằm khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (gọi chung là DN) đối với hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay, việc đánh giá DDCI của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cả DN, người dân và chính các đơn vị được đánh giá. Qua đó góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm, nên buộc phải giảm giờ làm, thậm chí giảm số lượng lao động.

Nói về việc đánh giá DDCI của tỉnh, bà Nguyễn Thùy Trang, Quản lý xuất nhập khẩu Công ty TNHH Myungjin Electronic Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy), cho rằng: Sự đồng hành của các cơ quan quản lý Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của DN. Vì thế, thông qua việc đánh giá DDCI của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có điều kiện nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn từ phía các sở, ngành cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương.

Có thể nói, DDCI đã và đang trở thành thước đo đánh giá của cộng đồng DN đối với các sở, ngành, địa phương. Nâng cao DDCI đã và đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thiết yếu của mỗi đơn vị, góp phần nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh. Đồng thời là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó có người đứng đầu.

Chỉ số DDCI gồm: (1) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (2) Chi phí thời gian; (3) Chi phí không chính thức; (4) Cạnh tranh bình đẳng; (5) Hỗ trợ DN; (6) Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; (7) Vai trò người đứng đầu; (8) Mức độ chuyển đổi số; (9) Tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

DDCI bao gồm 8 chỉ số đối với sở, ban, ngành (khối sở) và từ 1 đến 9 đối với các huyện, thành phố (khối địa phương).